HDD và SSD khác nhau ở điểm nào

Chuyên Lắp Ráp, Cài Đặt Bộ Máy Tính Cho Văn Phòng, Gamer, Đồ Họa Cao Chuyên Lắp Ráp, Cài Đặt Bộ Máy Tính Cho Văn Phòng, Gamer, Đồ Họa Cao Chuyên Lắp Ráp, Cài Đặt Bộ Máy Tính Cho Văn Phòng, Gamer, Đồ Họa Cao

Sự khác nhau giữa HDD và SSD

13:18:22 16-11-2019 | Lượt xem: 46765

SỰ KHÁC NHAU GIỮA HDD VÀ SSD

Trước khi đề cập đến sự khác nhau giữa HDD và SSD, chúng ta nên hiểu rõ về cấu tạo và cách thức hoạt động của 2 loại ổ cứng trên để chúng ta có những lựa chọn phù hợp với tính chất công việc của từng cá nhân.




HDD là gì? Cấu tạo và cách HDD hoạt động.
Ổ đĩa cứng, hay còn gọi là ổ cứng (tiếng Anh: Hard Disk Drive, viết tắt: HDD) là một thiết bị chuyên dùng để lưu trữ tất cả dữ liệu thông qua các tấm đĩa hình tròn phủ vật liệu từ tính.

HDD lần đầu tiên chào đời trên nhân loại vào một ngày giáng sinh năm 1954 do IBM sản xuất. Vì là ổ cứng đầu tiên trên thế giới vào thời điểm đó nên nếu nói nhẹ và mỏng là điều không thể. Nó là một phần trong hệ thống dàn máy IBM 305 RAMAC (viết tắt của Phương thức truy cập ngẫu nhiên của kiểm toán và điều khiển) và nó nặng 1000kg ( tương đương 1 chiếc container chở đầy linh kiện Asanzo từ Trung Quốc về Việt Nam).



Do nó to hơn tủ lạnh đông và nặng 1 tấn nhưng tỉ lệ nghịch với khả năng lưu trữ dữ liệu. Khả năng lưu trữ chỉ vỏn vẹn 5MB dữ liệu mà thôi. Tuy nhiên,trong thời gian đó thì nó là một kỳ tích của nhân loại (giống 2007 Nokia cho ra mắt điện thoại chiếc lá (7610) có khả năng chụp hình tận 1 MPX) thì ngày nay, với 5MB chúng ta thậm chí không thể lưu trữ nổi một bài nhạc 320Kps.

Nếu chúng ta đem việc con người sống cần không khí thì máy tính phần quan trọng nhất là ổ cứng. Vì ổ cứng loại bộ nhớ “không thay đổi” (non-volatile), có nghĩa là chúng không bị mất dữ liệu khi ngừng cung cấp nguồn điện cho chúng và nếu chúng ta bị hư mất cứ thứ gì trong dàn máy thì có thể sửa chữa nhưng ổ cứng một khi đã hư thì tất cả những dữ liệu không thể lấy lại được.


Cấu tạo và nguyên lý hoạt động HDD

HDD được cấu tạo gồm những thành phần sau đây:

  • CỤM ĐĨA:
  • CỤM ĐẦU ĐỌC
  • CỤM MẠCH ĐIỆN
  • VỎ ĐĨA CỨNG
  • ĐĨA TỪ
  • SECTOR
  • TRỤC QUAY
  • CẦN DI CHUYỂN ĐẦU ĐỌC/GHI

Nguyên lý hoạt động cơ bản là có một đĩa tròn làm bằng nhôm (hoặc thủy tinh, gốm) được phủ vật liệu từ tính. Giữa ổ đĩa có một động cơ quay để để đọc/ghi dữ liệu, kết hợp với những thiết bị này là những bo mạch điện tử nhằm điều khiển đầu đọc/ghi đúng vào vị trí của cái đĩa từ lúc nãy khi đang quay để giải mã thông tin. Vì vậy mà các thao tác của bạn như chép nhạc, phim hay dữ liều (Cài đặt phần mềm, game) nào đó từ máy tính ra thiết bị khác (USB, Ổ cứng) nhanh hay chậm cũng phụ thuộc vào phần này, hơn nữa chất liệu của các linh kiện trong ổ cứng này càng tốt thì dữ liệu bạn lưu trên này sẽ an toàn hơn.

HDD trung bình có tốc độ quay 5400 rpm hoặc cao hơn là 7200 rpm, ngoài ra HDD cũng có nhiều thế hệ để đánh giá khả năng xử lý như trước thì có SATA 1, cao hơn có SATA 2 (tốc độ đọc/ghi 200 MB/s), SATA 3 (tốc độ đọc/ghi 6 Gbp/s).



SSD là gì? Nguyên lý hoạt động ra sao


SSD ( tên tiếng Anh: Solid State Drive) có một số tên khác trong đời sống như Ổ cứng thể rắn hoặc Ổ lưu trữ bán dẫn là một thiết bị lưu trữ sử dụng bộ nhớ flash để lưu trữ dữ liệu trên máy tính một cách bền vững. Một ổ SSD đồng thời mô phỏng quá trình lưu trữ và truy cập dữ liệu giống như ổ đĩa cứng (HDD) thông thường và do đó dễ dàng được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Ổ SSD sử dụng SRAM hoặc DRAM hoặc bộ nhớ Flash để lưu dữ liệu, không nên nhầm lẫn với RAM Disk là một công nghệ mô phỏng và lưu dữ liệu trên RAM.

Sự khác nhau giữa HDD và SSD



SSD đầu tiên trên thế giới ra mắt sau HDD vỏn vẹn 22 năm. SSD ra đời do Dataram phát triển Bulk Core. Sản phẩm này gồm có 8 bo mạch chứa chip nhớ, dung lượng mỗi bo mạch là 256KB đựng trong một case kim loại rộng 19 inch cao 15,75 inch. Tổng dung lượng bộ nhớ mà nó có thể cung cấp là 2MB. Tốc độ truy cập dữ liệu là từ 0,75 đến 2 ms, phụ thuộc vào bo mạch điều khiển (ngày nay một chiếc SSD bình thường có tốc độ truy cập trung bình khoảng 0,06 ms). Tất nhiên, thời điểm ấy, nó là 1 fashship cực khủng thời đó, và giá cũng khủng không kém khi bạn phải ra 9700 USD để sở hữu Bulk Core (bao gồm 8 bo mạch 256KB gắn các chip nhớ và bo mạch điều khiển). Và một phép tính đơn giản đó là bạn phải bỏ 152 tỉ USD để có 1TB dữ liệu chứa trong SSD. Với số tiền ấy hiện nay bạn có thể mua đứt trang Facebook hoặc trở thành chủ tịch game Tencent ( cha đẻ của PUBG đang hot hiện nay).

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động ổ SSD
Kiến trúc bộ nhớ của máy tính được chia thành ba phần:
1. Bộ nhớ cache
2. Bộ nhớ
3. Các ổ đĩa dữ liệu

Mỗi phần này thực hiện một chức năng quan trọng, quyết định cách chúng vận hành.
Bộ nhớ cache là bộ nhớ trong cùng. Khi chạy, máy tính sử dụng bộ nhớ cache để tiến hành tính toán dữ liệu. Con đường đến bộ nhớ cache là ngắn nhất khiến việc truy cập dữ liệu gần như tức thời. Tuy nhiên, bộ nhớ cache rất nhỏ nên dữ liệu của nó liên tục bị ghi đè.


Ổ cứng SSD có chức năng như ổ cứng HDD, chúng lưu trữ dữ liệu, file với mục đích sử dụng lâu dài. Điểm khác nhau giữa chúng là ổ SSD sử dụng một loại bộ nhớ được gọi là bộ nhớ flash, tương tự như RAM nhưng không giống RAM ở chỗ xóa tất cả các dữ liệu khi máy tính tắt, dữ liệu trên ổ SSD vẫn còn ngay cả khi nó mất điện.


Nếu tháo một ổ cứng HDD điển hình, bạn sẽ thấy một chồng các đĩa từ với đầu đọc, giống như đầu đọc trong máy nghe nhạc cổ. Trước khi đầu đọc có thể đọc hoặc ghi dữ liệu, các đĩa này phải quay đúng vị trí.
Mặt khác, ổ SSD sử dụng một tấm các ô điện để nhanh chóng gửi và nhận dữ liệu. Những tấm này được phân chia thành các phần được gọi là “trang” và là nơi lưu trữ dữ liệu. Các trang này được nhóm lại với nhau tạo thành các “khối”. SSD được gọi là ổ cứng thể rắn vì chúng không có bộ phận chuyển động.


Sự khác nhau giữa SSD và HDD

Giá thành của SSD và HDD

Ổ cứng HDD có giá thấp hơn rất nhiều so với ổ SSD. Dù giá đã giảm so với thời kỳ đầu nhưng những chiếc SSD vẫn có giá đắt gấp 3 thậm chí gấp 4 lần so với những chiếc HDD có cùng dung lượng lưu trữ. Một ví dụ đơn giản, nếu bạn muốn mua một ổ đĩa dung lượng 1 TB, bạn chỉ trả 2 triệu (VNĐ) cho ổ HDD 2.5 inches, nhưng với SSD sẽ là 11 triệu (VNĐ).

Tốc độ ghi ổ cứng giữa SSD và HDD

SSD cho thấy tốc độ đọc và ghi chiếm ưu thế hơn so với HDD. Một máy tính sử dụng ổ SSD chỉ mất vài giây đến vài chục giây khởi động trong khi đó nếu sử dụng HDD sẽ mất thời gian tầm 1 phút hoặc lâu hơn, tốc độ này cũng đúng trong các tác vụ trên máy, sử dụng đồ họa hay chơi game. Tốc độ đọc ghi của SSD sẽ từ 80MB - 300MB, với HDD thì dưới 100MB. Tuy nhiên, nếu bạn có nhu cầu để lưu trữ thay vì trải nghiệm tốc độ thì nên chọn HDD vì một chiếc HDD có dung lượng lưu trữ lớn gấp nhiều lần so với SSD trong tầm giá.


Sự phân mảnh ổ cứng giữa SSD và HDD
Có thể bạn chưa biết, ổ cứng HDD chính là một đĩa kim loại phủ một lớp từ tính, dùng để lưu trữ dữ liệu. Khi ổ đĩa quay bắt đầu quay, một thanh kim loại sẽ có chức năng đọc ghi dữ liệu. Tình trạng bị phân mảnh diễn ra là khi các dữ liệu nằm rải rác trên bề mặt đĩa quay. Nhưng với ổ cứng SSD thì hoàn toàn khác, bên trong SSD là những con chip nhớ flash được liên kết với nhau, nên chắc chắn nó sẽ ít phân mảnh hơn ổ cứng HDD và hoạt động tốt hơn.

Sự khác nhau giữa HDD và SSD


Về độ bền của SSD và HDD
Ổ cứng SSD đều sử dụng những thiết bị điện tử làm bộ nhớ, vì vậy khi bạn sử dụng SSD thì dữ liệu sẽ được truyền vào SSD trực tiếp, mặt khác thì HDD luôn luôn quay những mặt đĩa để thực hiện việc ghi dữ liệu. Do vậy, trong một số trường hợp như bạn làm rơi ba lô máy tính hay hệ thống của bạn bị lung lay bởi một trận động đất trong khi nó đang hoạt động thì bạn có thể yên tâm hơn khi sử dụng SSD. Hơn nữa, thời gian hoạt động, độ bền bỉ của SSD cũng được đánh giá là lâu hơn so với HDD rất nhiều.


So sánh tiếng ồn của SSD và HDD
Các nhà sản xuất HDD đã cố gắng để những chiếc HDD của họ hoạt động một cách êm ái nhất, tuy nhiên sau một thời gian dài sử dụng thì HDD cũng khó mà tránh khỏi những tiếng ồn khi thực hiện việc ghi lên bề mặt đĩa. Ngược lại, ổ cứng SSD lại hầu như không có tiếng ồn nào khi hoạt động, vì nó không có nhiều cấu tạo bằng kim loại.

Điện năng tiêu thụ giữa SSD và HDD
Vì không cần thêm điện năng để quay các mặt đĩa nên ổ cứng SSD ngốn rất ít điện năng, đem so sánh với HDD thì SSD tiêu thụ điện năng thấp hơn 3-4 lần.

Về sự phổ biến của SSD và HDD
Xét về sự phổ biến của hai loại ổ cứng thì ổ cứng HDD có số lượng phong phú hơn so với SSD. Danh sách một loạt các sản phẩm như Western Digital, Toshiba, Seagate, Samsung, và Hitachi đã cho chúng ta thấy rõ điều này. Đối với máy tính để bàn và máy Mac, ổ cứng HDD bên trong sẽ không thể tháo ra hoàn toàn, ít nhất là trong vài năm tới. Bạn cũng sẽ thấy nhiều sự lựa chọn hơn với ổ cứng HDD từ các nhà sản xuất khác nhau cho cùng một khả năng lưu trữ. Mặc dù các dòng ổ cứng SSD vẫn đang trên đường phát triển về số lượng, song ổ cứng vẫn chiếm đa số cho các thiết bị lưu trữ trong máy tính cá nhân.

Sự khác nhau giữa HDD và SSD


Như vậy, Vi tính miền nam đã giới thiệu về SSD, HDD cũng như so sánh sự khác nhau giữa SSD và HDD. Nếu như các bạn có khả năng về tài chính cũng như muốn phục vụ công việc được tốt hơn thì SSD là lựa chọn khá tốt và nhẹ. Nhưng nếu chỉ đơn giản là phục vụ nhu cầu lưu trữ hoặc giải trí nhẹ thì HDD là món hàng tiết kiệm khá hữu ích cho ngân sách của bạn.

Đối tác của chúng tôi

0984 741 740